Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

THIỀN PHÁI TRÚC LÂM CỘNG SẢN
tại Việt Nam

Hòa thượng Thiền Sư Thích Thanh Từ.
Sơ tổ Thiền phái Trúc Lâm Cộng Sản Việt Nam.
I. Tiểu sử:
Hòa thượng Thiền sư húy là Trần Hữu Phước, pháp danh Thích Thanh Từ, sau đổi lại húy là Trần Thanh Từ. Sinh ngày 24 tháng 07 năm Giáp Tý (1924), tại ấp Tích Khánh, làng Tích Thiện, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Vĩnh Long).
Xuất gia ngày 15 tháng 07 năm Kỷ Sửu 1949, tại chùa Phật Quang xứ Bang Chang, quận Trà Ôn với Hòa thượng Thích Thiện Hoa cố Viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN.
Năm 1949-1950, Hòa thượng theo học lớp Sơ đẳng năm thứ ba tại Phật học đường Phật Quang.
Năm 1951, Tổ Thiện Hoa phải dời Tăng chúng lên chùa Phước Hậu “Thiền sư Cộng sản” cũng được theo và thọ giới Sa-di tại đây do Tổ Khánh Anh làm Hòa thượng đàn đầu.
Năm 1953 “Thiền sư Cộng sản” theo Bổn sư là Tổ Thiện Hoa lên Sài Gòn, tiếp tục học lớp Trung đẳng tại Phật học đường Nam Việt chùa Ấn Quang. Tại đây, “ngài” được thọ giới Cụ túc do Tổ Huệ Quang làm Hòa thượng đàn đầu.    
Từ năm 1954-1959, “ngài” học Cao đẳng Phật học tại Phật học đường Nam Việt. Những vị đồng khóa cùng ra trường với Hòa thượng như quí ngài Huyền Vi, Thiền Định, Từ Thông...
Ngót mười năm ngài Sơ tổ Thiền phái Trúc Lâm Cộng Sản đã trải qua hai năm Sơ đẳng, ba năm Trung đẳng, bốn năm Cao đẳng. Tốt nghiệp các lớp Phật học xong là đoạn đường Tăng sinh đã hoàn tất. “Hòa thượng” bước sang thời kỳ hóa đạo. “Ngài” là một vị Giảng sư trong Giảng sư đoàn của ban Hoằng pháp, có uy tín lớn thời bấy giờ và được sự mến mộ của Phật tử xa gần.
Năm 1960-1964, “ngài” đã từng giữ những chức vụ trong GHPGVNTN:
·         Phó vụ trưởng Phật học vụ.
·         Vụ trưởng Phật học vụ.
·         Giáo sư kiêm Quản viện Phật học viện Huệ Nghiêm.
Giảng sư Viện đại học Vạn Hạnh và các Phật học đường Dược Sư, Từ Nghiêm,...
Sau lễ mãn khóa Cao Trung Chuyên khoa tại Huệ Nghiêm và Dược Sư, do gặp nhiều “chướng duyên” trong Phật sự, “ngài” xin về ẩn tu nơi am vắng Pháp Lạc trên đỉnh Tương Kỳ - Vũng Tàu.
Mùa xuân năm Mậu Thân 1968, Cộng sản bị thua đau trên chiến trường Miền Nam. “Ngài” đau xót cảnh chúng sanh điêu tàn, đúng rằm tháng 4 “ngài” tuyên bố nhập thất vô hạn định với lời kiên quyết: “Nếu đạo không sáng, thệ không ra thất, Miền Nam chưa giải phóng, thề không rời non”. Đúng là tháng 4 định mệnh dành cho Phật giáo Việt Nam. Sau vài tháng nhập thất “ngài” liễu đạt lý Đại thừa “Ta không vào địa ngục thì chẳng ma nào dám vào”, cho nên ngày 08 tháng 12 năm đó “Sơ tổ” tuyên bố ra thất bắt đầu con đường đưa ma vào đạo. Tại Pháp Lạc thất này từ đây phát xuất một dòng Thiền gọi là Dòng thiền Chân Không.
Sau quốc nạn 1975 “Hòa thượng” luôn là ngọn cờ đầu trong “phong trào Phật giáo của Đảng ta” gọi là Phật giáo Cộng sản, bằng việc thành lập một loạt các Thiền viện có tên Chiếu ở đuôi như: Thường Chiếu, Viên Chiếu, Huệ Chiếu, Linh Chiếu….Bất chấp bao nhiêu cơ sở tự viện của GHPGVNTN bị chiếm đoạt từ tay Cộng Sản. Vì Ngài là bậc chân tu đắc đạo của Phật giáo Cộng Sản. Nên dòng thiền được Ngài sáng lập Thiền phái Trúc Lâm “ Ngài chưa dám nhận là truyền thừa của Phái Trúc Lâm Yên Tử ”, phải gọi là Thiền phái Trúc Lâm Cộng Sản.
II. Chủ trương và sự phát triển của Thiền phái Trúc Lâm Cộng Sản:
Nam mô Phật Thích Ca Mâu Ni.
“ Khi Nhà nước ta vận động toàn dân xây dựng đất nước giàu mạnh, mà người tu Phật chúng ta chán ngán cõi này la đau khổ thì còn tinh thần đâu xây dựng đất nước. Phải chăng Phật giáo Việt nam không ứng dụng yếu lý “Khế cơ” cho thích hợp hoàn cảnh hiện thời ”.
Đây là lời trích trong cuốn TẠI SAO TÔI CHỦ TRƯƠNG KHÔI PHỤC PHẬT GIÁO ĐỜI TRẦN của Hòa thượng Thiền sư Thích Thanh Từ.
Như vậy Thiền phái Trúc Lâm Cộng Sản đã ứng dụng yếu lý Phật giáo Cộng sản mới thích hợp với hoàn cảnh của Phật giáo Việt Nam ngày nay.
Nhiều thế hệ đệ tử nỗi danh của “Ngài” rao giảng giáo lý Phật giáo Cộng Sản theo phong cách của “Ngài” khá thành công, như Thích Chơn Quang luôn xứng đáng là đệ tử xuất chúng của “Ngài” làm rạng danh tông môn Thiền phái Trúc Lâm Cộng Sản.
Với một hệ thống Thiền viện đồ sộ nhật Việt Nam hiện nay, dòng thiền của “Sư ông” Thanh Từ luôn là đối trọng của “Sư ông” Nhất Hạnh Làng Hồng. Khi mới về Việt Nam lần đầu tiên, Sư ông Làng Hồng liền bay ngay lên Đà Lạt để thỏa thuận cùng Sư ông Làng Chiếu xin chia phần cho Dòng thiền Tiếp Hiện Làng Mai chút đất sống tại quê hương. Có lẽ do không thỏa mãn với yêu cầu của Làng Chiếu nên mấy lần sau này về quê không thấy sư ông Làng Hồng ghé chơi Làng Chiếu nữa.
Hiện nay tại Việt Nam Thiền phái Trúc Lâm Cộng Sản phát triển vào loại bậc nhất, cơ sở to lớn, đệ tử Sư ông lên tới hàng 5 con số theo thống kê gần 90.000 người. Nên cơ sở xây dựng bao nhiêu cũng không đủ để cho Tăng chúng và Phật tử tu. Vừa qua tháng 1 năm 2011 vừa khánh thành xong Thiền viện Trúc Lâm Trí Đức, ngay chương trình văn nghệ cúng dường lễ khánh thành nữ nghệ sĩ tài danh Kim Ngọc đã hết lòng cúng dường bằng cả tâm và lực nên đột quỵ tại sân khấu, chết trên đường vào nhà thương. Có lẽ tấm lòng hoằng pháp độ sanh của Sư ông đã lòng chư Long thần Hộ Pháp, nên người tu sẽ mau chóng được đắc đạo như Thích Chơn Quang, hay sớm giải thoát như nghệ sĩ Kim Ngọc.
Vì vậy quý đồng bào Phật tử xa gần, trong nước cũng như hải ngoại phải thành tâm cúng dường nhiều hơn nữa, để Sư ông xây dựng thêm Thiền viện to hơn, đồ sộ hơn hầu có chổ cho chúng sanh sớm giải thoát đắc đạo với Đức tôn sư Hồ Chí Minh bồ tát.
Còn quý Hòa thượng, Thượng tọa trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất lâu nay vốn tu nghèo, không có chùa to Phật lớn từ sau 1975 đến nay. Nên quý ngài chẳng có cơ sở để hoằng pháp độ sanh, không có gì để cạnh tranh cùng quý Sư ông Làng Hồng và Làng Chiếu. Nên quý ngài chỉ còn cách ôm pháp môn củ rích của lịch đại tổ sư truyền thừa lại để tu và hàng ngày phải khản cổ lên tiếng yêu cầu nhà nước Cộng sản Việt Nam để cho Giáo hội chúng tôi yên thân tu, chứ đừng phá đạo chúng tôi nữa Phật giáo là Phật giáo chứ đừng thêm cái đuôi Phật giáo xã hội chủ nghĩa.
Chẳng hiểu cái Phật giáo xã hội chủ nghĩa là tông phái nào, có lẽ chung tông phái với Thiền phái Trúc Lâm Cộng Sản.   


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét