THẬP NHỊ NHÂN DUYÊNTT. Thích Quảng Long giảng tại Đại Học Hè PG năm 2012
A. Dẫn nhập:
Con người từ đâu đến và chết đi về đâu là một vấn đề được đặt ra từ thuở nhân loại bắt đầu có ý thức về vũ trụ và con người. Và vì thế các tôn giáo đã hình thành để giải quyết những bế tắc thuộc tư duy hữu ngã. Vạn vật hữu tình, vô tình hay nhân sinh quan và vũ trụ quan được hình thành do đâu xưa nay rất nhiều lý thuyết, triết học, tôn giáo đều trả lời. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng một cách thỏa mãn, rõ ràng cho tri thức nhân loại. Triết học và các tôn giáo vẫn còn kẹt giữa tuy duy thần ngã, nhất thần, đa thần, vô thần v..v… đưa ra những lý giải khác nhau.Trước những bế tắc đó, Đức Phật giới thiệu nguyên lý Duyên Khởi nhằm hướng dẫn con người tư duy quán chiếu về thực tính của vạn pháp. Để tìm hiểu về thế giới quan và nhân sinh quan của Phật giáo xuyên qua giáo lý Duyên khởi (Paticcasamuppda) hay Thập Nhị Nhân Duyên như sau:
B. Nội dung
1. Thế nào là duyên khởi ?
Kinh Tiểu Bộ, Đức Phật dạy: “Do cái này mặt, cái kia có mặt; do cái này không có mặt, cái kia không có mặt. Do cái này sinh, cái kia sinh; do cái này diệt, cái kia diệt.” Nguyên lý này trình bày một cách khái quát do chính Đức Phật tư duy dưới cội Bồ Đề và đã nói ra giáo lý này nhằm chỉ cho mọi hiện hữu trong thế giới hiện tượng kể cả khí thế gian hay còn gọi là vô tình. Đối với con người thì Đức Phật dạy về giáo lý mười hai nhân duyên, tức là nhân duyên khởi. Chi phần trước vừa là nhân mà cũng vừa là duyên cho chi phần sau tạo ra chuỗi móc xích không có đầu mối và chung cuộc. Nhân là yếu tố phát sinh trong đó điều kiện hỗ trợ là duyên tác động phát khởi gọi là nhân duyên khởi. Giáo lý Thập nhị nhân duyên là mối tương hệ phức tạp vi tế giải thích sự hiện hữu hình thành của con người hay toàn bộ khổ uẩn tập khởi.
2. Mười hai chi phần nhân duyên Kinh Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikaya) tập II Thiên Nhân Duyên giải thích đại để 12 chi phần nhân duyên như sau:
1. Vô minh (Avijja): không rõ biết khổ, không rõ biết khổ tập, không rõ biết khổ diệt, không rõ biết con đường đưa đến khổ diệt.
2. Hành (Sankhara): thân hành, khẩu hành, ý hành
3. Thức (Vinnana): nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.
4. Danh sắc (Nama-Rupa): thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý gọi là danh, bốn đại chủng tạo ra gọi là sắc.
5. Sáu xứ (Chabbithana): Gồm sáu nội xứ nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý và sáu ngoại xứ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
6. Xúc (Phasa): nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc.
7. Thọ (Vedana): có sáu thọ thân này. Thọ do nhãn xúc sanh, thọ do nhĩ xúc sanh, thọ do tỷ xúc sanh, thọ do thiệt xúc sanh, thọ do thân xúc sanh, thọ do ý xúc sanh.
8. Ái (Tanha): có sáu ái thân này, sắc ái , thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái.
9. Thủ (Upadana): có 4 thủ, dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã luận thủ.
10. Hữu (Bhava): có 3 hữu, dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu.
11. Sanh (Jati): Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay chúng sanh khác. Sự xuất hiện các uẩn, sự thành tựu các xứ.
12. Lão, Tử (Jaramrana ): Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác bị già yếu,suy nhược, răng rụng, tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ tàn lụn, các căn chin muồi gọi là già. Sự từ bỏ, hủy hoại, tiêu mất, tử vong, các uẩn hư hoại, thân thể vứt bỏ gọi là chết.
C. Giải thích về ý nghĩa 12 nhân duyên Tất cả mọi sự vật hiện tượng theo kinh Hoa Nghiêm là trùng trùng duyên khởi. Vì vậy không có vật thể nào tự nó tồn tại với chính nó. Vạn pháp trong vũ trụ tương quan tương duyên cùng có mặt với nguyên lý nhứt tức nhất thiết, nhất thiết tức nhứt. Giáo lý duyên khởi nhằm hiển bày mọi hiện hữu vô ngã, ngũ uẩn là vô ngã. Nguồn gốc khổ đau của chúng sinh là do chấp ngã và ngã sở hữu. Từ đó vòng luân hồi sanh tử tiếp diễn trong ba cõi sáu đường. Kinh Tiểu Bộ Đức Phật dạy: “Ai thấy duyên khởi là thấy Pháp. Ai thấy Pháp là thấy Phật. Để hiểu rõ hơn về 12 chi phần nhân duyên, lần lượt giải thích theo một khía cạnh khác.
1. Vô minh: là tên khác của ngu si, không sáng suốt, hiểu rõ các pháp tự tánh là không lại chấp có. Các pháp và ngũ uẩn vô ngã lại chấp là ngã và ngã sở. Vô minh có nghĩa là vô tại, vô bất tại. không có ở đâu nhưng không đâu không có, trừ phi giác ngộ hoàn toàn mới chấm dứt được vô minh. Vô minh cũng không phải là nhân tố đầu tiên thúc đẩy con người thọ sanh trong vòng sanh tử.
2. Hành: chuyển biến, đổi thay, vận động sanh diệt liên tục thuật ngữ gọi là hành pháp. Hành pháp lại vô thường không lúc nào đứng yên. Sanh diệt liên tục trong từng sát na nên khó nhận ra.
3. Thức: Không phải là cái thức thông thường phân biệt dài ngắn vuông tròn, hơn thua phải quấy. Thức nói đủ gồm những thuật ngữ là nhứt thiết chủng thức, A lại da thức còn gọi là tàng thức, dị thục thức. Nhứt thiết chủng thức chứa đựng các chủng tử của vạn pháp và duyên sinh ra bảy chất liệu địa thủy hỏa phong không kiến thức.
4. Danh sắc: Giai đoạn đứa bé còn trong thai tạng nhưng nếu không có thức thì danh sắc không thể hình thành. Giai đoạn này là phôi thai và thức nghiệp từ quá khứ nên duyên hợp đủ 3 yếu tố là tinh cha huyết mẹ và thức nghiệp.
5. Lục nhập: còn gọi là lục cảnh lý do sáu căn chưa tiếp xúc với sáu trần. Thai nhi chịu ảnh hưởng trực tiếp từ người mẹ. Giai đoạn này chưa thể gọi là lục trần.
6. Xúc: Từ khi đứa bé được sinh ra đến 1, 2 tuổi trong thời gian còn bú mớm, chưa có sự phân biệt tốt xấu, hơn thua phải quấy v..v…Trong giai đoạn này gọi là anh nhi hạnh, tâm chưa bị nhiễm ô bởi lục căn lục trần.
7. Thọ: Giai đoạn đứa bé từ 3 đến 5 tuổi là biết cảm thọ từ nghiệp quá khứ nhưng chưa cảm thọ lạc khổ trong hiện tại mà thường là trong trạng thái vô ký.
8. Ái: Từ 13 tuổi trở đi con người biểu hiện phần ái nhiễm về ngũ dục lạc ngày càng nhiều theo chiều hướng cực đại. Từ sự ái nhiễm trần cảnh mà con người bị sai sử vào những chi phần trong vòng sanh tử.
9. Thủ: Khi ái nhiễm trói buộc thì khuynh hướng bảo thủ, chấp chặt chiếm hữu chắc chắn khó tránh khỏi.
10. Hữu: Không có nghĩa là sự có mặt của một hữu tình hiện hữu mà là đối với 3 cõi dục, sắc và vô sắc, hữu hiện diện luân chuyển trong các cảnh giới này.
11. Sanh: Từ hữu duyên đến sanh và sanh không có nghĩa là mới sanh ra mà là sự hiện hữu của ngũ uẩn được tập khởi.
12. Lão tử: Thân ngũ uẩn là do duyên hợp như huyễn và vì vậy theo định lý vô thường thân ngũ uẩn tập khởi thì chắc chắn dẫn đến già chết tàn lụn. Từ đó kéo theo sầu bi khổ ưu não v..v…
C. Kết luận:
Giáo lý Thập Nhị Nhân Duyên là hệ thống giáo lý Trung Thừa Phật Giáo. Đối tượng nghe và thực hành chính là con người. Chư Phật mười phương ba đời thành tựu đạo quả đều dựa trên nền tảng thực tính Duyên khởi. Do đó, hành giả thực tập quán chiếu trên hai phương thức lưu chuyển là cách quán chiếu theo chiều thuận, nghĩa là cái này sinh nên cái kia sinh. Vì vô minh sanh khởi nên hành khởi.,v..v… Cách quán thứ hai là hoàn diệt nghĩa là theo cách đình chỉ và diệt tận, nghĩa là do cái này diệt nên cái kia diệt. Do vô minh diệt nên hành diệt.,v..v…Hành giả nào thực tập quán chiếu đầy đủ cả hai mặt về lý Duyên khởi thì người đó có thể thấy Phật, có thể nhận ra Pháp thân Phật. Và ngay lý Duyên khởi hành giả có thể nhận chân Khổ, Tập, Diệt, Đạo một cách dễ dàng. Với giáo lý Duyên khởi đối với vô tình thế gian là pháp tánh và đối với hữu tình thì Duyên khởi là Phật tánh. Dù loài vô tình hay hữu tình đối với nguyên lý Duyên khởi đều là tính thường trú, siêu việt. Pháp Duyên khởi là giáo lý chủ yếu của Phật giáo vì nó bao hàm các pháp ấn vô thường, khổ, không và vô ngã. Nguyên lý Duyên khởi vốn không tự tánh nên nó vô ngã. Do vô ngã nên không có một hữu ngã nào gọi là bất biến và vĩnh cửu nên con người có thể chuyển đổi từ nghiệp xấu xa đến nghiệp thiện lành, và chuyển hóa từ bạt địa phàm phu đến quả vị giác ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Con người từ đâu đến và chết đi về đâu là một vấn đề được đặt ra từ thuở nhân loại bắt đầu có ý thức về vũ trụ và con người. Và vì thế các tôn giáo đã hình thành để giải quyết những bế tắc thuộc tư duy hữu ngã. Vạn vật hữu tình, vô tình hay nhân sinh quan và vũ trụ quan được hình thành do đâu xưa nay rất nhiều lý thuyết, triết học, tôn giáo đều trả lời. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng một cách thỏa mãn, rõ ràng cho tri thức nhân loại. Triết học và các tôn giáo vẫn còn kẹt giữa tuy duy thần ngã, nhất thần, đa thần, vô thần v..v… đưa ra những lý giải khác nhau.Trước những bế tắc đó, Đức Phật giới thiệu nguyên lý Duyên Khởi nhằm hướng dẫn con người tư duy quán chiếu về thực tính của vạn pháp. Để tìm hiểu về thế giới quan và nhân sinh quan của Phật giáo xuyên qua giáo lý Duyên khởi (Paticcasamuppda) hay Thập Nhị Nhân Duyên như sau:
B. Nội dung
1. Thế nào là duyên khởi ?
Kinh Tiểu Bộ, Đức Phật dạy: “Do cái này mặt, cái kia có mặt; do cái này không có mặt, cái kia không có mặt. Do cái này sinh, cái kia sinh; do cái này diệt, cái kia diệt.” Nguyên lý này trình bày một cách khái quát do chính Đức Phật tư duy dưới cội Bồ Đề và đã nói ra giáo lý này nhằm chỉ cho mọi hiện hữu trong thế giới hiện tượng kể cả khí thế gian hay còn gọi là vô tình. Đối với con người thì Đức Phật dạy về giáo lý mười hai nhân duyên, tức là nhân duyên khởi. Chi phần trước vừa là nhân mà cũng vừa là duyên cho chi phần sau tạo ra chuỗi móc xích không có đầu mối và chung cuộc. Nhân là yếu tố phát sinh trong đó điều kiện hỗ trợ là duyên tác động phát khởi gọi là nhân duyên khởi. Giáo lý Thập nhị nhân duyên là mối tương hệ phức tạp vi tế giải thích sự hiện hữu hình thành của con người hay toàn bộ khổ uẩn tập khởi.
2. Mười hai chi phần nhân duyên Kinh Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikaya) tập II Thiên Nhân Duyên giải thích đại để 12 chi phần nhân duyên như sau:
1. Vô minh (Avijja): không rõ biết khổ, không rõ biết khổ tập, không rõ biết khổ diệt, không rõ biết con đường đưa đến khổ diệt.
2. Hành (Sankhara): thân hành, khẩu hành, ý hành
3. Thức (Vinnana): nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.
4. Danh sắc (Nama-Rupa): thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý gọi là danh, bốn đại chủng tạo ra gọi là sắc.
5. Sáu xứ (Chabbithana): Gồm sáu nội xứ nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý và sáu ngoại xứ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
6. Xúc (Phasa): nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc.
7. Thọ (Vedana): có sáu thọ thân này. Thọ do nhãn xúc sanh, thọ do nhĩ xúc sanh, thọ do tỷ xúc sanh, thọ do thiệt xúc sanh, thọ do thân xúc sanh, thọ do ý xúc sanh.
8. Ái (Tanha): có sáu ái thân này, sắc ái , thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái.
9. Thủ (Upadana): có 4 thủ, dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã luận thủ.
10. Hữu (Bhava): có 3 hữu, dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu.
11. Sanh (Jati): Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay chúng sanh khác. Sự xuất hiện các uẩn, sự thành tựu các xứ.
12. Lão, Tử (Jaramrana ): Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác bị già yếu,suy nhược, răng rụng, tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ tàn lụn, các căn chin muồi gọi là già. Sự từ bỏ, hủy hoại, tiêu mất, tử vong, các uẩn hư hoại, thân thể vứt bỏ gọi là chết.
C. Giải thích về ý nghĩa 12 nhân duyên Tất cả mọi sự vật hiện tượng theo kinh Hoa Nghiêm là trùng trùng duyên khởi. Vì vậy không có vật thể nào tự nó tồn tại với chính nó. Vạn pháp trong vũ trụ tương quan tương duyên cùng có mặt với nguyên lý nhứt tức nhất thiết, nhất thiết tức nhứt. Giáo lý duyên khởi nhằm hiển bày mọi hiện hữu vô ngã, ngũ uẩn là vô ngã. Nguồn gốc khổ đau của chúng sinh là do chấp ngã và ngã sở hữu. Từ đó vòng luân hồi sanh tử tiếp diễn trong ba cõi sáu đường. Kinh Tiểu Bộ Đức Phật dạy: “Ai thấy duyên khởi là thấy Pháp. Ai thấy Pháp là thấy Phật. Để hiểu rõ hơn về 12 chi phần nhân duyên, lần lượt giải thích theo một khía cạnh khác.
1. Vô minh: là tên khác của ngu si, không sáng suốt, hiểu rõ các pháp tự tánh là không lại chấp có. Các pháp và ngũ uẩn vô ngã lại chấp là ngã và ngã sở. Vô minh có nghĩa là vô tại, vô bất tại. không có ở đâu nhưng không đâu không có, trừ phi giác ngộ hoàn toàn mới chấm dứt được vô minh. Vô minh cũng không phải là nhân tố đầu tiên thúc đẩy con người thọ sanh trong vòng sanh tử.
2. Hành: chuyển biến, đổi thay, vận động sanh diệt liên tục thuật ngữ gọi là hành pháp. Hành pháp lại vô thường không lúc nào đứng yên. Sanh diệt liên tục trong từng sát na nên khó nhận ra.
3. Thức: Không phải là cái thức thông thường phân biệt dài ngắn vuông tròn, hơn thua phải quấy. Thức nói đủ gồm những thuật ngữ là nhứt thiết chủng thức, A lại da thức còn gọi là tàng thức, dị thục thức. Nhứt thiết chủng thức chứa đựng các chủng tử của vạn pháp và duyên sinh ra bảy chất liệu địa thủy hỏa phong không kiến thức.
4. Danh sắc: Giai đoạn đứa bé còn trong thai tạng nhưng nếu không có thức thì danh sắc không thể hình thành. Giai đoạn này là phôi thai và thức nghiệp từ quá khứ nên duyên hợp đủ 3 yếu tố là tinh cha huyết mẹ và thức nghiệp.
5. Lục nhập: còn gọi là lục cảnh lý do sáu căn chưa tiếp xúc với sáu trần. Thai nhi chịu ảnh hưởng trực tiếp từ người mẹ. Giai đoạn này chưa thể gọi là lục trần.
6. Xúc: Từ khi đứa bé được sinh ra đến 1, 2 tuổi trong thời gian còn bú mớm, chưa có sự phân biệt tốt xấu, hơn thua phải quấy v..v…Trong giai đoạn này gọi là anh nhi hạnh, tâm chưa bị nhiễm ô bởi lục căn lục trần.
7. Thọ: Giai đoạn đứa bé từ 3 đến 5 tuổi là biết cảm thọ từ nghiệp quá khứ nhưng chưa cảm thọ lạc khổ trong hiện tại mà thường là trong trạng thái vô ký.
8. Ái: Từ 13 tuổi trở đi con người biểu hiện phần ái nhiễm về ngũ dục lạc ngày càng nhiều theo chiều hướng cực đại. Từ sự ái nhiễm trần cảnh mà con người bị sai sử vào những chi phần trong vòng sanh tử.
9. Thủ: Khi ái nhiễm trói buộc thì khuynh hướng bảo thủ, chấp chặt chiếm hữu chắc chắn khó tránh khỏi.
10. Hữu: Không có nghĩa là sự có mặt của một hữu tình hiện hữu mà là đối với 3 cõi dục, sắc và vô sắc, hữu hiện diện luân chuyển trong các cảnh giới này.
11. Sanh: Từ hữu duyên đến sanh và sanh không có nghĩa là mới sanh ra mà là sự hiện hữu của ngũ uẩn được tập khởi.
12. Lão tử: Thân ngũ uẩn là do duyên hợp như huyễn và vì vậy theo định lý vô thường thân ngũ uẩn tập khởi thì chắc chắn dẫn đến già chết tàn lụn. Từ đó kéo theo sầu bi khổ ưu não v..v…
C. Kết luận:
Giáo lý Thập Nhị Nhân Duyên là hệ thống giáo lý Trung Thừa Phật Giáo. Đối tượng nghe và thực hành chính là con người. Chư Phật mười phương ba đời thành tựu đạo quả đều dựa trên nền tảng thực tính Duyên khởi. Do đó, hành giả thực tập quán chiếu trên hai phương thức lưu chuyển là cách quán chiếu theo chiều thuận, nghĩa là cái này sinh nên cái kia sinh. Vì vô minh sanh khởi nên hành khởi.,v..v… Cách quán thứ hai là hoàn diệt nghĩa là theo cách đình chỉ và diệt tận, nghĩa là do cái này diệt nên cái kia diệt. Do vô minh diệt nên hành diệt.,v..v…Hành giả nào thực tập quán chiếu đầy đủ cả hai mặt về lý Duyên khởi thì người đó có thể thấy Phật, có thể nhận ra Pháp thân Phật. Và ngay lý Duyên khởi hành giả có thể nhận chân Khổ, Tập, Diệt, Đạo một cách dễ dàng. Với giáo lý Duyên khởi đối với vô tình thế gian là pháp tánh và đối với hữu tình thì Duyên khởi là Phật tánh. Dù loài vô tình hay hữu tình đối với nguyên lý Duyên khởi đều là tính thường trú, siêu việt. Pháp Duyên khởi là giáo lý chủ yếu của Phật giáo vì nó bao hàm các pháp ấn vô thường, khổ, không và vô ngã. Nguyên lý Duyên khởi vốn không tự tánh nên nó vô ngã. Do vô ngã nên không có một hữu ngã nào gọi là bất biến và vĩnh cửu nên con người có thể chuyển đổi từ nghiệp xấu xa đến nghiệp thiện lành, và chuyển hóa từ bạt địa phàm phu đến quả vị giác ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét