Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012


TRUYỀN THỐNG BẮC TÔNG
TRONG LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Hòa Thượng Thích Chánh Lạc giảng tại Đại Học Hè PG năm 2012

Sau khi Đức Phật niết bàn, ngài Ma ha Ca Diếp triệu tập 500 vị đệ tử ở thành Vương Xá kết tập lại những lời Phật dạy, gọi là Quật Nội kết tập. Đồng thời cũng có ngài Ba Sư Ca triệu tập rất nhiều tăng chúng kết tập đạo lý của Phật, gọi là Quật Ngoại kết tập. Nhân đó, Phật giáo bắt đầu chia ra hai phái: Thượng Tọa và Đại chúng.

Rồi đến kỳ kết tập thứ 2, cách Phật niết bàn khoảng 100 năm.
Kỳ kết tập thứ 3, cách Phật niết bàn 235 năm.
Kỳ kết tập thứ 4, cách Phật niết bàn hơn 400 năm.
Qua các kỳ kết tập ấy, Phật giáo tuy chia ra làm 20 bộ phái, nhưng giáo chủ và giáo lý vẫn không hai.

Hai kỳ kết tập đầu có tính cách truyền khẩu, hai kỳ kết tập sau mới biên chép thành kinh điển bằng hai lối văn Phạn và Pali.

Về sau các học gỉa Âu châu nghiên cứu về Phật giáo họ lấy Ấn Độ làm trung tâm và chia ra: Nam phương và Bắc phương Phật Giáo. Nam phương theo văn hệ Pali, Bắc phương dùng Sanskrit.

Về Nam phương có các nước: Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Cam bốt, Lào…
Về Bắc phương có các nước: Népa, Tây Tạng, Trung Quốc, Đại Hàn, Nhật Bản, Việt Nam…

Thực ra, nói Nam phương và Bắc phương là y cứ về mặt địa lý hơn là y cứ về phương diện giáo lý. Tuy nhiên, phải công nhận rằng Bắc truyền Phật giáo phần nhiều thuộc PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO, còn Nam truyền thì nặng tính bảo thủ hơn.

Kể từ khi Phật Giáo chia thành bộ phái, mỗi bên kiến giải khác nhau nên phát triển (Đại thừa) Phật Giáo hình như không còn lưu hành ở ấn Độ nữa. Mãi tới đầu thế kỷ ở bắc Ấn Độ có Mã Minh Bồ Tát ra đời, làm luận Đại thừa khởi tín và nhờ sự ủng hộ triệt để của vua Ca Nị Sắc Ca (Kaniska), từ đó Đại thừa Phật Giáo dần dần phục hoạt.

Sau đó 100 năm, Ngài Long Thọ ra đời và làm khai tổ về Đại thừa Không Tông cùng Chân Ngôn Tông, khiến Đại thừa Phật Giáo càng rạng rỡ hơn nữa. Ngài trứ tác Trung Quán Luận, Thập Nhị Môn Luận, Đại Trí Độ Luận…

Nối tiếp Ngài Long Thọ có hai vị đệ tử là Long Trí và Đề Bà, cả hai đều chủ trương phá dẹp ngoại đạo, Tiểu thừa hoằng dương Đại thừa Phật Giáo.

Phật Giáo truyền vào Việt Nam lùc nầy.Tuy vậy, lúc bấy giờ ở Bắc Ấn Tiẻu thừa giáo vẫn còn thịnh. Ngài Ha Lê Bạt Ma (Hari Marman) chiết trung học lý của các bộ phái làm ra Thành Thật Luận. Luận nầy phát huy đạo lý Nhân Không, Pháp Không, có ý tổng hợp Đại, Tiểu thừa trong đó. Do đó, Tiểu thừa giáo ở Ấn Độ đến đây có thể bảo là kết thúc.

Sau khi Phật diệt độ khỏang 900 năm, có Ngài Vô Trước người Bắc Ấn, sau đến Trung Ấn đề xướng Đại thừa Duy thức. Em Ngài là Thế Thân viết Câu Xá Luận, trước theo Tiểu thừa, sau về Đại thừa và cả hai anh em đều tận lực xương minh giáo nghĩa Đại thừa Duy thức.

Đức Phật thị hiện niết bàn khoảng 1000 năm là lúc Phật Giáo Ấn Độ phát triển cao độ, có nhiều bậc đại đức, luận sư xuất hiện tuyên dương giáo nghĩa Đại thừa.

Nhưng, khoảng 2.000 năm sau Phật Niết bàn, Bà la môn giáo phục hưng, lại có Hồi giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ (Turquie) xâm nhập Ấn Độ, cả hai giáo ấy đều tận lực bài xích Phật Giáo bằng mọi thủ đoạn khốc liệt: Đốt tháp phá chùa, hủy diệt chánh pháp, giết hại Tăng tín đồ, Phật Giáo cơ hồ lâm cảnh tuyệt diệt!.

Đến thế kỷ thứ 19, nước Anh đến Ấn Độ, người Âu châu để tâm nghiên cứu Phật Giáo và tỏ lòng ca ngợi. Do đó, người Ấn mới lên tiếng kêu gào: Phục hưng Phật Giáo.

Ravendrachilala là một học gỉa Phật Giáo người Âu tây đầu tiên để tâm nghiên cứu Phật Giáo Ấn Độ. Tiên sinh căn cứ vào 144 loại kinh về Phạn bản ở Népal, làm ra cuốn Népal Phật Giáo Phạn bản (Thelitasansrit Buddhist Lituature of Népal) và, năm 1888 lại xuất bản cuốn: Tiểu Phẩm Bát Nhã.

Năm 1893 có Saratchandrodas tiên sinh xướng lập hội “Nghiên cứu Thánh điển Phật Giáo Ấn Độ và nhân loại học thuật” càng thúc đẩy người Ấn chú ý hơn nữa việc nghiên cứu Phật Giáo.

Sáng lập năm 1891, Hội Đại Bồ Đề là một hội rất có thế lực trong vấn đề vận động phục hưng Phật Giáo. Hội có chi hội ở Nửu Ước, Luân Đôn v.v… bố giáo khắp Âu Mỹ.

Rồi 1918 có toàn Tích Lan Phật Giáo đại hội; 1928 lại có toàn Ấn Độ Phật Giáo đại hội, tất cả đều xây dựng trên một mục đích duy nhất: “CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO.”

Nước ta lúc đầu trực tiếp ảnh hưởng Phật Giáo Ấn Độ, song sự truyền bá không được phổ cập; về sau Phật Giáo được thạnh hành là nhờ kinh điển được dịch từ Phạn văn sang tiếng Trung hoa.

Mãi đến đời Đông Hán, niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ 10 (T.L.67) vua Minh Đế nhà Đông Hán sai các ông Thái Hâm, Vương Tuân v.v… 18 người qua nước Đại Nhục Chi để rước Phật về thờ và mời được hai vị sư là Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp lan qua Trung Quốc. Vua Hán Minh Đế sắc dựng chùa Bạch Mã để thờ Phật và mời hai Ngài ở đó truyền đạo dịch kinh. Hai ngài dịch được Tứ Thập Nhị Chương kinh và 16 thứ khác.

Ở Trung Quốc, Phật Giáo được triều đình thừa nhận, có chùa, kinh bắt đầu từ đây. Thế rồi, những nhà truyền đạo từ Tây Vức tiếp nối nhau sang Trung Quốc như các Ngài: An Thế Cao, Chi Lâu Ca Sấm, Chi Diệu, Trúc Phật Sóc đều là những bậc danh Tăng. Kinh chữ Phạn dịch ra chữ Hán đã có đến 300 bộ.

Nhà Đông Hán mất, Ngụy , Thục, Ngô nổi lên (Tam Quốc), có ngài Khương Tăng Hội từ Tây Vứt qua truyền đạo, vua Ngô Tôn Quyền xin quy y. Năm thứ hai niên hiệu Gia Bình vua Ngụy Minh Đế (T.L.250) có ngài Đàm Ma Ca La từ Trung Ấn qua thi hành phép “Thập Nhơn Thọ” (Tam sư thất chứng) theo Tứ Phần Luật, Trung Quốc bắt đầu áp dụng giới luật từ đây.

Năm 258, Châu Tử Hàng ở Lạc Dương giảng kinh Bát Nhã. Nhưng lúc bấy giờ kinh điển dịch ra chưa hoàn bị, nên Châu Tử Hàng quyết chí qua Tây Vức học chữ Phạn rồi tìm nguyên bản kinh chữ Phạn để dịch lại.

Năm hiệu Vĩnh Gia thứ 4, nhà Tây Tấn (T.L. 310) ngài Phật Đồ Trừng sang thuyết pháp, nhân dân theo rất đông, trong đó có các ngài Đạo An, Pháp Hòa, Trúc Pháp Hải v.v…là những môn đồ nổi tiếng . Ngài Đạo An, Huệ Viễn phát dương tông chỉ Phật Giáo ra, đến ngài Cưu Ma La Thập mới thịnh đạt.

Đây là thời kỳ Phật Giáo Trung Quốc biến đổi lần thứ nhất. Đời nầy bắt đầu có Tam Luận và Thành Thật tông.

Đến đời Nam Bắc Triều (T.L.420-588) có ngài Bồ Đề Đạt Ma từ Thiên Trúc sang truyền Thiền tông. Ngài Chơn Đế Tam Tạng dịch Luận Đại thừa khởi tín. Lúc đó ở Trung Quốc mới đề xướng pháp môn “Chơn Như Duyên Khởi”.

Ấy là thời kỳ Phật Giáo Trung Quốc biến đổi lần thứ hai. Ngoài ra, còn có Nam Nhạc đại sư lập Thiên Thai tông, Đàm Vô Sấm dịch truyền Niết Bàn tông nữa.

Sau ách nạn Hậu Ngụy Thái Võ Đế *r (niên hiệu Thái Bình Chơn Quân thứ 7 (T.L.446) các đời vua sau cũng chấn hưng Phật Giáo. Có Ngài Lặc Na Ma Đề dịch truyền Địa Luận tông.

Đến đời Tùy, Phật Giáo ngày càng hưng thịnh, vua quan đều Quy Y Tam Bảo, Tăng đồ trứ thuật nhiều kinh luận.

Đời Đường, có quan Thái Sử Lịnh là Phó Dịch7 lần dâng sớbài bác đạo Phật, nên có hai tăng sĩ là Huệ Thừa làm Biện Chánh Luận và Minh Khái viết Quyết Đối Luận để phản bác.

*Ách vận của Phật Giáo trong ba đời vua Võ, một vua Tông. Ba Võ là: Thái Võ nhà Hậu Ngụy.Võ Đế nhà Bắc Chu. Võ Tông nhà Đường. Nhất Tông là Thế Tông Hậu Chu.

Con Cao Tổ Lý Thế Dân nối ngôi hiệu là Đường Thái Tông. Chính Ngài Huyền Trang sang Thiên Trúc cầu học vào lúc nầy. Niên hiệu Trinh Quán thứ 19 (T.L.645)ngài mới về nước. Đường Thái Tông rất tôn kính, mời Ngài ở chùa Đại Từ Ân và chùa Hoằng Phước để dịch kinh, truyền đạo. Với kinh điển của Ngài dịch, gọi là Tân Dịch phái.

Đó là thời kỳ Phật Giáo Trung Quốc biến đổi lần thứ Ba. Sau vua Cao Tổ, đến bà Võ Tắc Thiên Hoàng Đế cũng sai sứ qua nước Vu Điền (tức là Kho Tan và Kustana bây giờ) cầu kinh Hoa Nghiêm bằng chữ Phạn và mời một học gỉa chữ Phạn là Thật Xoa Nan Đà về để cùng Ngài Bồ Đề Lưu Chi tam tạng dịch kinh Hoa nghiêm 80 cuốn, gọi là Bát Thập Hoa Nghiêm. Bà Võ Tắc Thiên làm bài tựa của kinh ấy và sau nầy biến thành bài kệ khai kinh muôn đời.

Ngoài ra, còn có Ngài Nghĩa Tịnh tam tạng qua Ấn Độ, du lịch các nước và cầu kinh về dịch được 60 bộ, 230 cuốn.

Đến đây có thể nói Phật Giáo đến hồi cực thịnh. Nhưng đến niên hiệu Hội Xương năm thứ 5 (T.L. 845), đời vua Võ Tông, Phật Giáo lại bị đại ách nạn, vì nhà vua tín ngưỡng Lão Giáo.

Đến đời Ngũ Đại (Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán và Hậu Chu) Phật Giáo lại bị một ách nạn lớn gây ra bởi vua Thế Tông nhà Hậu chu.

Sau Ngũ Đại là nhà Tống, các vua Tống cũng hết sức chấn hưng, nhưng không thể như đời Đường. Nhà Tống suy, nhà Kim (Mãn Châu) sang xâm lăng, Phật Giáo vì vậy cũng suy đồi. Sau Mông Cổ lại diệt Kim, Hốt Tất Liệt diệt Nam tống lập ra nhà Nguyên.

Tuy các đời vua nhà Nguyên cũng sùng mộ Phật Giáo, nhưng sùng mộ để sùng mộ chứ không nỗ lực xương minh giáo nghĩa nên khi có Lạt Ma Giáo ở Tây Tạng truyền vào thì được triều đình vua chúa sùng thượng hơn, do đó, nên đạo Phật cố hữu bị bỏ rơi.

Nhà Nguyên suy, Chu Nguyên Chương nổi lên lập ra nhà Minh. Minh Thái Tổ lúc nhỏ đã từng làm Sa Di, nên hết sức ủng hộ Phật Giáo. Ngài lại qui định pháp tắc cho tăng lữ, đặc các Ty Tăng Can, Tăng chánh, Tăng Hội để chưởng lý Tăng đồ. Chư Tăng có chức hiệu từ đó. Đồng thời cũng có nhiều Tăng sĩ phiên dịch, trứ thuật kinh luật, nên Phật Giáo lại được trùng hưng. Có thể nói đây là thời kỳ vẻ vang của Phật Giáo.

Nhà Minh suy tàn, nhà Thanh ( Mãn Châu) thống nhất thiên hạ. Thanh Thái Tổ, Cao Tông tuy cũng ủng hộ Phật Giáo, nhưng không hết lòng. Đến đời Thánh Tổ, Thế Tông Phật Giáo càng suy tàn, chùa chiền, tăng sĩ tuy còn, nhưng ít người thấu hiểu giáo lý đạo Phật!

Cuối đời nhà Thanh, sóng văn minh Âu tây tràn vào. Thuyết bài trừ mê tín nổi lên khắp nơi, Phật Giáo càng suy vong. Vì thực ra Phật Giáo bấy giờ chỉ còn hư danh. Nói đến Phật Giáo là người ta chỉ nghĩ tới cúng bái mê tín thôi.

Về sau các văn sĩ, học gỉa mới dấy khởi phong trào nghiên cứu triết lý nhà Phật theo phương pháp khoa học và đồng tán dương qua sách báo, nhờ vậy Phật Giáo lại được quốc dân chú ý đến.

Đến đời Tôn Văn nổi lên cách mạng, xướng thuyết Tam Dân chủ nghĩa, diệt nhà Thanh, lập nên Dân Quốc. Càng ảnh hưởng văn minh dân chúng lại càng thích nghiên cứu Phật học. Nhờ vậy Phật Giáo bỗng nẩy ra nhiều tia sang mới lạ.

Năm Dân Quốc mới thành lập, Ngài Cánh Sơn cùng các Sa môn đồng chí, cư sĩ sáng lập Trung Quốc Phật Giáo Tổng Hội. Các cư sĩ ở Thượng Hải cũng lập Phật Giáo Cư Sĩ Lâm, Phật Giáo Tịnh nghiệp xã.

Về sau các Sa môn và cư sĩ lần lượt sáng lập những trường chuyên môn như: Giảng đường chùa Quán Tông ở Ninh Ba ( Chiết Giang) do Đế Nhàn pháp sư chủ giảng; ở Võ Xương (Hồ Bắc) có Phật học viện do Thái Hư Pháp Sư chủ giảng; ở Giang Tô có Hoa Nghiêm học viện; Nam Kinh có Nội học viện do Âu Dương Cánh Vô chủ giảng.

Trong các đoàn thể nghiên cứu Phật Giáo phần nhiều có tạp chí làm cơ quan hoằng dương giáo nghĩa, như: Phật Học tùng thư, Hải Triều Âm, Cư Sĩ Lâm San, Tịnh nghiệp nguyệt san, Chi Na nội học, Uy Âm, Vi Diệu Thanh, Phật Giáo Tân Văn…đều nối tiếp nhau xuất bản.

Đến khi xẩy ra nạn Trung Nhật chiến tranh, Phật Giáo cũng bị ảnh hưởng nên công việc hoằng dương cũng bị tê liệt.

Như trước đã nói, sau khi đức Phật Niết Bàn, Phật Giáo Ấn Độ chia thành 20 bộ phái. Đến lúc truyền qua Trung Hoa lại thành lập ra các Tông, song tựu trung 10 tông phái sau đây được xem là định bản:
1- Câu Xá.
2- Thành Thật.
3- Hoa Nghiêm.
4- Thiên Thai.
5- Tam Luận.
6- Pháp Tướng.
7- Thiền.
8- Tịnh Độ.
9- Luật.
10- Mật Tông.
Phật Giáo Việt Nam sau thời đại du nhập, rất chịu ảnh hưởng Phật Giáo Trung Hoa, nên kinh điển, tông phái đều do Trung Hoa truyền sang. Nhưng trong các tông phái ấy Việt nam chỉ được truyền Thiền tông là chính thức. Ngoài ra còn có Tịnh Độ Tông, Mật Tông chỉ là học thấy trong kinh sách rồi làm theo, chứ không có truyền thừa rõ rệt.

Về đời Lương Võ Đế( T.L.528) Ngài Bồ Đề Đạt Ma từ Tây Trúc qua Trung Hoa truyền pháp. Ấy là vị tổ đầu tiên của Thiền tông Trung Hoa. Ngài Huệ Khả kế thừa làm tổ thứ 2, ngài Tăng xán tổ thứ 3, ngài Đạo Tín thứ tư. Đồng thời với Đạo Tín có ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Ngài qua truyền pháp và làm tổ thứ nhất về Thiền tông Việt Nam. Ngài Tỳ Ni Đa Lưu chi truyền cho Ngài Pháp Hiền lập thành một phái Thiền tông (Việt Nam.)

Năm 820 có Ngài Vô Ngôn Thông người Trung Hoa qua truyền pháp, lập thành phái Thiền tông thứ hai.

Đời Lý Thánh Tông có Ngài Thảo Đường Thiền sư là đệ tử của Ngài Tuyết Đậu Minh Giác bên Trung Hoa thành lập phái Thảo Đường, ấy là phái Thiền tông thứ ba ở Việt Nam.

* Niên hiệu Ứng Thiên thứ 14 (1008), nhà Tiền Lê, nước ta lần đầu tiên thỉnh Đại Tạng kinh từ Trung Hoa.
* Năm 1019 Lý Thái Tổ sai sứ là Phạm Hạc và Nguyễn Đạo Thanh sang Trung Hoa thỉnh Đại Tạng kinh. Đây là lần thứ hai.

NGài Thảo Đường được vua Lý Thánh Tông phong làm Quốc sư. Vua Lý Thánh Tông đắc đạo được Ngài truyền pháp và là người đệ tử đầu tiên của phái Thảo Đường. Phái nầy truyền được năm đời, có 19 vị đắc đạo.

TRÚC LÂM YÊN TỬ (Phái Thiền thuần tuý Việt Nam )
1- Giác Hoàng Điều Ngự.
2- Pháp Loa.
3- Huyền Quang.
* Vào khoảng đời vua Lê Thánh Tông (1573-1599) ở Bắc có phái Tào Động cũng là chi nhánh của phái Bồ Đề Đạt Ma bên Trung Hoa. Phái nầy truyền vào bởi nhà sư Trung Hoa tên Tri Giáo Nhất Cú.

PHÁI NGUYÊN THIỀU Ngài Thọ Tôn Hòa Thượng, húy Nguyên Thiều truyền chánh phái Lâm Tế ở nước ta.
Như phái Thiền Tông truyền đến Ngài Nghĩa Huyền lại lập ra một nhánh gọi là Lâm Tế. Lâm Tế truyền đến đời 21 là ngài Vạn Phong thời uỷ ở chùa Thiên Đồng (Trung Hoa) lập ra bài kệ: Tổ, Đao, Giới…

TÓM TẮt: * Tỳ Ni Đa Lưu Chi là sơ tổ Thiền Tông Việt Nam. Học trò Ngài là Pháp Hiền.
* Phái Vô Ngôn Thông. Cảm Thành là đệ tử. Dòng Vô Ngôn Thông truyền được 15 đời, biết được danh hiệu 40 người.
* Phái Thảo Đường. Vua Lý Thánh Tông là đệ tử. Phái Thảo Đường truyền được năm đời, đắc đạo được 19 người.
* Phái Trúc Lâm YênTử. Vua Trần Nhân Tông v. v…
* Phái Nguyên Thiều. Ngài Nguyên Thiều là tổ truyền phái Lâm Tế đầu tiên ở miền Trung. * * * *

HAI MƯƠI TÁM VỊ TỔ THIỀN TÔNG Ở ẤN ĐỘ
1- Ca DiẾP
2- A Nan Đà
3- ThƯƠng Na Hòa Tu
4- Ưu Ba Cúc Đa
5- ĐỀ Đa Ca
6- Di Gìa Ca
7- BÀ Tu Mật
8- PhẬt Đà Nan Đề
9- Phật Đà Mật Đa
10- HiẾp Tôn Gỉa
11- Phú Na DẠ Xa
12- Mã Minh
13- Ca TỲ Ma La
14- Long ThỌ
15- Ca Na ĐỀ Bà
16- La Hầu La ĐA
17- TĂng Gìa Nan ĐỀ
18- Ca Gìa XÁ Đa
19- CƯu Má La Đa
20- Xa DẠ Đa
21- Bà Tu Bàn Đầu
22- Ma ThỦ La
23- Hạt LẶc Na
24- Sư Tử Tỷ Khưu
25- Bà XÁ Tư Đa
26- Bất NhƯ Mật Đa
27- Bát Nhã Đa La
28- Bồ DỀ ĐAt Ma.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét